Mặc dù đệm bông ép được bảo vệ bằng lớp vải bọc đệm nhưng lâu ngày cũng sẽ xuất hiện các vết mốc li ti khó có thể nhận ra bởi nhiều nguyên nhân. Vậy làm thế nào để xử lý đệm bông ép bị mốc hiệu quả và ngăn ngừa đệm bông ép bị ẩm mốc? Cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Nguyên nhân khiến đệm bông ép bị mốc
Có nhiều nguyên nhân khiến đệm bông ép bị ẩm mốc sau một thời gian sử dụng đó là:
- Do thói quen sử dụng của người dùng, không thường xuyên vệ sinh đệm và do ảnh hưởng của thời tiết nóng ẩm, khiến đệm bị mốc sau thời gian dài sử dụng.
- Do người tiêu dùng có thói quen ăn uống trên giường, làm rơi rớt vụn thức ăn hoặc làm đổ chất lỏng lên đệm.
- Do người dùng không xử lý ngay khi đệm bị dính bẩn bởi thức ăn, đồ uống, nước tiểu…
- Do bụi bẩn trên cơ thể người, mồ hôi, tóc và tế bào da chết của người dùng bị rơi ra khi nằm trên đệm hoặc bụi bẩn trong không khí.
- Do vết nôn trớ, nước tiểu… của trẻ nhỏ hoặc bụi bẩn trên lông thú cưng…
Và còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến đệm bị ẩm mốc trong quá trình sử dụng mà bạn cần biết để có thể xử lý đệm bông ép bị mốc một cách hiệu quả.
Tác hại của việc đệm bông ép bị ẩm mốc
Tại sao việc xử lý đệm bông ép bị mốc lại quan trọng, và người dùng cần phải quan tâm tới việc vệ sinh đệm thường xuyên? Đó là vì đệm bông ép bị mốc sẽ gây ra nhiều tác hại cho người dùng như:
- Có thể khiến kết cấu lõi đệm bị phá vỡ dẫn đến tình trạng xẹp lún, biến dạng đệm, làm giảm tuổi thọ của đệm.
- Đệm bị ẩm mốc hoặc ố vàng sẽ làm mất thẩm mỹ của phòng ngủ.
- Tiềm ẩn các nguy cơ gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như nguy cơ bị dị ứng, kích ứng da, khó thở, ngủ không sâu giấc, không thoải mái…
Do đó, bạn đừng nên bỏ qua các cách xử lý đệm bông ép bị mốc ngay sau đây.
5 bước xử lý đệm bông ép bị mốc hiệu quả tại nhà
Bước 1: Hút bụi cho đệm bông ép
Trước khi tiến hành xử lý đệm bông ép bị mốc, cần phải giặt sạch tất cả chăn ga gối đệm và hút bụi bẩn trên đệm. Nên sử dụng loại máy hút bụi chuyên dụng cho đệm, có gắn cọ để có thể làm sạch mọi bụi bẩn trên bề mặt đệm.
Bước 2: Chọn chất xử lý đệm bông ép bị mốc phù hợp
Vết ẩm mốc trên đệm bông ép thường rất khó xử lý nếu chỉ dùng nước sạch thông thường, do đó cần phải sử dụng các chất làm sạch từ thiên nhiên cũng như chất làm sạch chuyên dụng mới có thể xử lý đệm bông ép bị mốc một cách hiệu quả.
Dưới đây là một số chất xử lý vết ẩm mốc, ố vàng đệm bông ép hiệu quả tại nhà dành cho bạn:
- Nước ấm và rượu Isopropyl: Ancol Isopropyl là một trong những dung môi khá đắt tiền tuy nhiên nó lại cực kỳ hiệu quả trong việc loại bỏ các vết ẩm mốc và vết bẩn cứng đầu. Bí quyết ở đây là hãy pha Ancol Isopropyl với nước ấm, sau đó dùng bàn chải nhúng vào hỗn hợp rồi cọ thật mạnh lên vết ẩm mốc cho đến khi sạch.
- Baking Soda: Được biết đến với tên gọi thông dụng là “thuốc muối” hoặc “muối nở”, Baking Soda có tác dụng tẩy trắng và khử khuẩn, khử mùi vô cùng tốt. Bạn chỉ cần thoa một ít nước ấm lên bề mặt đệm bị ẩm mốc rồi rắc lên một ít bột Baking Soda. Sau đó dùng bàn chải chải sạch phần bị ẩm mốc trong khoảng 30 phút rồi dùng máy hút bụi để làm sạch.
- Chanh: Chanh cũng là một nguyên liệu tự nhiên có khả năng loại bỏ các vết ẩm mốc hiệu quả. Sử dụng chanh để xử lý đệm bông ép bị mốc rất đơn giản, bạn chỉ cần vắt lấy nước cốt chanh rồi dùng khăn sạch, thấm nước cốt chanh và lau sạch chỗ bị ẩm mốc.
Bước 3: Lau sạch đệm bằng vải ẩm/ khăn ẩm
Sau khi dùng các chất để xử lý đệm bông ép bị mốc, bạn cần dùng khăn ẩm để lau sạch bề mặt đệm. Lưu ý là không nên dùng khăn quá ướt vì sẽ khiến đệm bị ẩm, dễ khiến nấm mốc phát triển trở lại.
Bước 4: Xịt chất khử trùng cho đệm
Sau bước lau sạch đệm bằng khăn ẩm, tiếp theo cần phải xịt chất khử trùng để diệt sạch vi khuẩn và hạn chế ẩm mốc quay trở lại.
Bước 5: Phơi đệm cho khô
Cuối cùng, bạn cần phơi khô đệm để giúp đệm khô ráo và sạch sẽ hoàn toàn, ngăn ngừa nấm mốc phát triển trở lại. Nên phơi đệm ở nơi thông thoáng và có nắng vừa phải để đạt được hiệu quả xử lý đệm bông ép bị mốc tốt nhất.
Cách phòng ngừa đệm bông ép bị nấm mốc
Để tránh việc đệm bông ép bị nấm mốc, bạn cần lưu ý các điều sau:
- Vệ sinh đệm bông ép định kỳ. Vệ sinh cả hai bề mặt đệm bằng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn, các chất gây dị ứng cho da để nấm mốc không có điều kiện phát triển.
- Luôn giữ không gian phòng ngủ thoáng mát và sạch sẽ, tránh ẩm thấp vì môi trường ẩm thấp sẽ dễ dàng cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
- Nên mua các loại chăn ga có tính chống nước, chống thấm để phòng ngừa việc đổ thức ăn hoặc đồ uống lên đệm.
Lời kết
Trên đây là cách xử lý đệm bông ép bị ẩm mốc hiệu quả tại nhà cũng như cách ngăn ngừa nấm mốc trên bề mặt đệm. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ có ích với bạn, và đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nếu bạn có nhu cầu mua đệm bông ép chính hãng nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Cơ sở 1 – 2: 842 – 846 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội – SĐT: 0976.123.554
- Cơ sở 3: 22 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội – SĐT: 0982.708.429
- Cơ sở 4: 486 Trần Hưng Đạo, Tp.Hải Dương, Hải Dương – SĐT: 0986.888.175
- Kho hàng: 1A Đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội – SĐT: 0982.708.429
- Điện thoại: 0976.123.554 – 0986.888.175
- Email: virus7444@gmail.com – aha@khodem.vn
Tham khảo thêm các dòng đệm: Đệm bông ép